OGIMI VILLAGE

Tuyệt Tác Nghỉ Dưỡng Trường Thọ Với Thời Gian

Ogimi Village – được thiết kế đặc biệt theo phong cách kiến trúc của làng quê Ogimi – Okinawa Nhật Bản. Với hệ thống tiện ích nội khu đẳng cấp cùng phong cảnh núi đồi và sự ưu ái về khí hậu mà thiên nhiên ban tặng, hứa hẹn sẽ trở thành tâm điểm phồn hoa giữa thiên đường du lịch nghỉ dưỡng Bảo Lộc.

TỔNG QUAN
OGIMI VILLAGE

icon_1-1-20210416154621-20210916094914

Tên dự án:

Ogimi Village

icon_1-1-20210416154621-20210916094914

Dòng sản phẩm:

Biệt thự - Đất nền nhà phố

icon_2-20210416155054-20210916095337

Vị trí:

Quốc Lộ 20 - Đại Lào - Bảo Lộc

icon_3-20210416161750-20210916095337

Đơn vị phát triển:

Công Ty CP ĐT & Phát Triển Bất Động Sản Phương Đôn

icon_4-20210416161757-20210916095337

Diện tích:

1.5 ha

icon_5-20210416161757-20210916095337

Mật độ xây dựng:

25%

verify-1-20210416161757-20210916095337

Pháp lý:

Sổ hồng riêng từng nền - FULL thổ cư

skyline-1-20210416161757-20210916095337

Tổng số lượng sản phẩm:

28 sản phẩm Sky Garden Villa phong cách Nhật Bản diện tích từ 260m2 – 270m2 – 300m2 đến 500m2

KIỆT TÁC THIẾT KẾ
ĐỘC BẢN PHONG VỊ NHẬT

Đẳng Cấp Thượng Lưu – Lựa chọn xứng tầm

Thiết kế tối giản – sang trọng mang lại không gia sống tốt lành với kiến trúc xanh kết hợp vườn Nhật giúp gia chủ gần gũi và hòa mình với thiên nhiên.

“ Nhà trong vườn – vườn trong nhà” 

VỊ
TRÍ 
DỰ
ÁN

MỘT ĐIỂM ĐẾN ĐA TRẢI NGHIỆM

Sở hữu vị trí đắc địa liền kề trung tâm TP. Bảo Lộc, nằm ngay trục Quốc Lộ 20 nối TP. Hồ Chí Minh – ĐÀ LẠT. Cạnh điểm xuống cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Nằm trong khu quy hoạch – tổ hợp nghĩ dưỡng núi Sapung hơn 6000 ha của tập đoàn Hưng Thịnh.

MỘT BƯỚC CHÂN
CHẠM VẠN TIỆN ÍCH

6 LÝ DO CHỌN OGIMI VILLAGE

Vị trí đắc địa

Vị trí đắc địa nằm ngay trục Quốc Lộ 20 nối TP HCM – ĐÀ LẠT. Dễ dàng kết nối các tiện ích ngay tại trung tâm TP Bảo lộc và các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Món quà từ thiên nhiên

Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ quanh năm từ 21 – 27°C, cảnh quan được thiên nhiên ban tặng hứa hẹn trở thành tâm điểm du lịch mới

Pháp lý hoàn chỉnh - sổ đỏ từng nền

Hiện hạn mức chuyển đổi đất ở năm 2021 tại tp Bảo Lộc đã hết nên việc một sản phẩm có pháp lý và sổ hoàn thiện là một lợi thế. Cam kết mang đến sự yên tâm tuyệt đối cho cư dân và nhà đầu tư.

Hệ thống hạ tầng phát triển

Hệ thống hạ tầng đang dần hoàn thiện với tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, sân bay Lộc Phát, … hứa hẹn tạo động lực phát triển và tăng giá cho khu vực nói chung và Ogimi Village nói riêng.

Tiện ích đỉnh cao

Tiện ích đủ đầy, thiết kế đẹp mắt giúp bạn tận hưởng những phút giây tuyệt vời nhất.

Tiềm năng phát triển cao

Mức giá hợp lý, tiềm năng tăng giá cao.

CHÍNH SÁCH
BÁN HÀNG

Ogimi Village

Chính thức mở bán (10/2021)Các chính sách bán hàng thay đổi theo từng đợt kinh doanh nhất định với ưu đãi, chiết khấu hỗ trợ tốt nhất dành cho Quý khách hàng và nhà đầu tư.

Chính thức mở bán (10/2021)

Chính sách bán hàng & thanh toán

* Đăng ký quyền mua 100 triệu/ nền (đặt chỗ)
* Thanh toán linh hoạt với 2 phương án thanh toán, chiết khấu lên đến 5%.

Chính sách ưu đãi tài chính

* Hỗ trợ vay lên đến 50% giá trị sản phẩm từ ngân hàng MSB.
* Ưu đãi lãi suất hấp dẫn trong 1 năm đầu.

Khách hàng đã giao dịch sản phẩm của Phương Đông Holding

* Chiết khấu 1% cho khách hàng đã giao dịch trong hệ thống Phương Đông Holding
* Tặng 1 lượng vàng khi mua nhiều
* Tặng 2 lượng vàng khi thanh toán vượt tiến độ.

Các chính sách khác

* Tặng thiết kế nhà phong cách Nhật lên đến 50 triệu.
* Tặng gói tiểu cảnh vườn Nhật.
* Tặng 1 năm phí quản lý và chăm sóc cảnh quan.

TRUYỀN THÔNG

SỞ HỮU NGAY
BIỆT THỰ NGHỈ DƯỠNG
VIEW ĐỒI PHONG CÁCH NHẬT BẢN

OGIMI VILLAGE BẢO LỘC

KHU BIỆT THỰ NGHỈ DƯỠNG PHONG CÁCH NHẬT

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

Scroll to Top
Scroll to Top

Chuẩn bị đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

(PLO)- Bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng đang khởi động dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
 

Ngày 13-3, Ban quản lý dự án Thăng Long xác nhận vừa trình Bộ GTVT xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Theo đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu giao với quốc lộ 1 tại km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7 km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại km59+594, giao cắt quốc lộ 20 tại km69+400, thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú (Đồng Nai).

Chuẩn bị đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương - ảnh 1

 Bộ GTVT và các địa phương đang khởi động dự án Dầu Giây – Liên Khương. Ảnh minh họa

Tuyến đường dài khoảng 59 km, quy mô bốn làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 6.619 tỉ đồng.

Theo đề xuất của Ban quản lý dự án Thăng Long, dự án đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 1.300 tỉ đồng. Nếu được thông qua, dự án này sẽ lựa chọn nhà đầu tư từ quý 4/2021, khởi công quý 4/2022 và hoàn thành vào quý 1/2025.

Dự án Dầu Giây – Liên Khương được Bộ GTVT giao cho Ban quản lý dự án Thăng Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo các đoạn: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương.

Tuy nhiên, đến tháng 1-2021, UBND các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai có văn bản báo cáo Thủ tướng đề xuất phương án đầu tư đoạn Tân Phú – Bảo Lộc, dài 67km theo phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư khoảng 18.200 tỉ đồng. UBND hai tỉnh trên đề nghị giao UBND tỉnh Lâm Đồng làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án.

Sau khi được Bộ GTVT chấp thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của tỉnh Lâm Đồng.

Hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đang trình Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.

Theo nghiên cứu tiền khả thi, dự án thành phần cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dài 67 km, đi qua tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) khoảng 11 km và tỉnh Lâm Đồng khoảng 56 km, với bốn làn xe. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, điểm cuối tại km126, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng. Với tổng mức đầu tư khoảng 16.408 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước và địa phương là 6.500 tỉ đồng.

Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án thành phần này là 26 năm 7 tháng. Giá vé dự kiến với mỗi xe tiêu chuẩn là 2.000 đồng/km.

Dự án thành phần còn lại là cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, dài 73,37 km, Bộ GTVT đang giao cho Ban Quản lý dự án Thăng Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, đề xuất sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

NGUỒN: PLO.VN – VIẾT LONG

Khởi động tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, bất động sản nơi này hưởng lợi

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đây là dự án thứ hai thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Như vậy, cao tốc này hoàn thiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến Lâm Đồng chỉ 3 giờ đồng hồ thay vì trên 6 giờ như hiện nay.

Khởi động tuyến giao thông quan trọng

Ngày 12/3, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Cách đó một tuần, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đây là 2 cao tốc thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Hai dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giúp phương tiện di chuyển từ Tp. HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ đồng hồ, đây là khoảng cách di chuyển lý tưởng để kết nối và thúc đẩy kinh tế – xã hội của 2 địa phương này.

Theo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) dài 67 km, đi qua tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) khoảng 11 km và tỉnh Lâm Đồng khoảng 56 km. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, điểm cuối tại km126, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn một khoảng 16.408 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước và địa phương là 6.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 9.908 tỷ đồng.

Khởi động tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, bất động sản nơi này hưởng lợi - Ảnh 1.

Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây đến Liên Khương là ước mơ của người dân tỉnh Lâm Đồng nhiều năm nay. Các đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc hoàn thành sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng, rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ thay vì trên 6 giờ như hiện nay. Tuyến cao tốc cũng sẽ giảm tải cho quốc lộ 20.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao các cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo các đoạn: Dầu Giây – Tân Phú dài 60 km, Tân Phú – Bảo Lộc 67 km, Bảo Lộc – Liên Khương dài 73 km, đề xuất sử dụng một phần vốn hỗ trợ của nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Như vậy, với các tuyến cao tốc này sẽ là lực đẩy rất lớn cho sự phát triển của Lâm Đồng, trong đó thị trường BĐS dự báo sẽ được hưởng lợi rõ nét. Thời gian qua, nhiều NĐT đã vào thị trường Bảo Lộc (Lâm Đồng) để đón đầu xu hướng hạ tầng giao thông. Nhiều Tập đoàn lớn như Hưng Thịnh, Văn Phú, Him Lam, Happy House, Việt Nhật…là những tên tuổi BĐS đã đặt chân đến thị trường này, phát triển các dự án trong tương lai, cho thấy, tiềm năng của thị trường này còn rất lớn.

Đất nền dưới 1 tỉ đồng vẫn là của để dành của NĐT vốn ít

Đầu tư cao tốc gần 1 tỷ USD nối Đồng Nai với Bảo Lộc

Dự án đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có tổng mức đầu tư khoảng 18.200 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay ngân hàng) sẽ được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hình thức PPP (đối tác công tư).

Được biết, hồi đầu tháng 1/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được chuẩn bị thực hiện Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài khoảng 67km, quy mô 4 làn xe thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Ngày 4/2, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 24/TB – VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hình thức PPP. UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì tổ chức huy động các nguồn lực hợp pháp theo quy định để bảo đảm nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án khi được giao.

Đầu tư cao tốc gần 1 tỷ USD nối Đồng Nai với Bảo Lộc - Ảnh 1.

Bộ GTVT được giao phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá tác động toàn diện của việc đầu tư tuyến cao tốc này với các dự án BOT khác, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây…đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu phương án triển khai các đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Bảo Lộc – Liên Khương bảo đảm kết nối đồng bộ các đoạn tuyến cao tốc nhằm phát huy hiệu quả cao nhất cho toàn tuyến.

Dự án tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có chiều dài 67km, được đầu thư theo hình thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước. Dự kiến tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay) khoảng 18.200 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư thu xếp khoảng 9.700 tỷ (khoảng vốn trước mắt bố trí khoảng 5.000 tỷ để thực hiện dự án), vốn ngân sách Nhà nước dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 khoảng 9.700 tỷ.

Theo ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết trên tờ Đầu tư, tỉnh Lâm Đồng thống nhất đối ứng khoảng 3.000 tỷ, phần vốn nhà nước còn lại khoảng 6.700 tỷ sẽ do Trung ương bố trí.

Được biết, đoạn Tân Phú –Bảo Lộc thuộc tuyến Dầu Giây – Liên Khương nằm trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016. Là tuyến cao tốc có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên, nhằm giải quyết nút thắt lớn nhất của Quốc lộ 20 đoạn qua Bảo Lộc có độ dốc cao, quanh co.

Nguồn: Bình An (tổng hợp) – Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Khởi động tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Hai dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giúp phương tiện di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ.

Ngày 12/3, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Đây là một trong ba dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có điểm đầu giao với quốc lộ 1 tại km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7 km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại km59+594, giao cắt quốc lộ 20 tại km69+400, thuộc xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến đường dài khoảng 59 km, quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn một là 6.619 tỷ đồng.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ kết nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện nay. Ảnh: Quỳnh Trần.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện nay. Ảnh: Quỳnh Trần

Ban quản lý dự án Thăng Long cũng đề xuất đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 1.300 tỷ đồng. Nếu được thông qua, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn nhà đầu tư từ quý 4 năm nay, khởi công quý 4/2022 và hoàn thành vào quý 1/2025.

Tuần qua, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đây là dự án thứ hai thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Theo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường dài 67 km, đi qua tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú) khoảng 11 km và tỉnh Lâm Đồng khoảng 56 km. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, điểm cuối tại km126, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Dự án có quy mô nền đường rộng 22 m với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, dải an toàn, dài phân cách. Giai đoạn một đến năm 2025, đầu tư nền đường rộng 13,5 m với 2 làn xe, giai đoạn 2 sẽ mở rộng đường 22 m với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn một khoảng 16.408 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước và địa phương là 6.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 9.908 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây đến Liên Khương là ước mơ của người dân tỉnh Lâm Đồng nhiều năm nay. Các đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc hoàn thành sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ thay vì trên 6 giờ như hiện nay. Tuyến cao tốc cũng sẽ giảm tải cho quốc lộ 20.

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt dài 208 km với quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2030. Hiện nay, một đoạn từ Liên Khương đến thành phố Đà Lạt khoảng 19 km đã hoàn thành.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao các cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo các đoạn: Dầu Giây – Tân Phú dài 60 km, Tân Phú – Bảo Lộc 67 km, Bảo Lộc – Liên Khương dài 73 km, đề xuất sử dụng một phần vốn hỗ trợ của nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.


Nguồn: vnexpress.net – Đoàn Loan

Đề xuất phương án đầu tư Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc 18.200 tỷ đồng

Dự án PPP xây dựng cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có chiều dài từ 51 km – 67 km, quy mô 4 làn xe sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2024.

Một đoạn Quốc lộ 20 qua đèo Bảo Lộc.
 

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị thực hiện Dự án đầu tư đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh này làm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện Dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025 theo hình thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.

Cụ thể, tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay) Dự án vào khoảng 18.200 tỷ đồng, gồm vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 9.700 tỷ đồng (trước mắt, bố trí 5.000 tỷ đồng để thực hiện); vốn ngân sách Nhà nước tham gia trong Dự án dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 khoảng 9.700 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn, vẫn chưa tự cân đối thu chi, hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương nhưng với quyết tâm thực hiện dự án nên Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất đối ứng khoảng 3.000 tỷ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia vào Dự án còn lại (trị giá 6.700 tỷ đồng) sẽ do Ngân sách Trung ương bố trí.

UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án đang tạm xây dựng 4 phương án đầu tư theo phương thức PPP khả thi về tài chính với thời gian hoàn vốn từ 17 năm 2 tháng đến 29 năm 10 tháng. Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua, thời gian thực hiện Dự án sẽ bắt đầu từ năm 2021 đến năm 2024. 

Lãnh đạo địa phương cho biết, phương án đầu tư này, ngoài tính khả thi để thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, còn tiết kiệm cho Ngân sách nhà nước 9.700 tỷ đồng. Ngoài ra, tại tỉnh Lâm Đồng hiện có nhiều nhà đầu tư dự án khác quan tâm đến việc tham gia đầu tư Dự án một cách gián tiếp theo quy định tại Điều 78 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, nên phương án huy động vốn có nhiều thuận lợi khi tỉnh Lâm Đồng chủ trì tổ chức thực hiện Dự án.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của liên danh Đèo Cả – Hưng Thịnh – đơn vị tài trợ lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, có 2 phương án tuyến triển khai Dự án.

Với phương án hướng tuyến 1, Dự án sẽ có điểm đầu tại Km59+596 (lý trình tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đây cũng là điểm cuối của Dự án thành phần 1 đoạn Dầu Giây – Tân Phú tại xã Phú Lợi, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km110+500, giao với Quốc lộ 55 tại khu vực phường Lộc Phát, Tp. Bảo Lộc (giao với đường Nguyễn Văn Cừ).  Dự án có chiều dài tuyến khoảng 67 km, tổng mức đầu tư khoảng 18.218 tỷ đồng.

Với phương án hướng tuyến 2, Dự án có điểm đầu tại Km59+596 (lý trình tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đây cũng là điểm đầu của Phương án hướng tuyến 1); điểm cuối tại Km126+360, giao với Quốc lộ 55 tại khu vực xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm.  Chiều dài tuyến khoảng 51 km (trong đó có 1 hầm dài 700m và 1 hầm dài 2km).  Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án vào khoảng 18.222 tỷ đồng. 

Dự án phân kỳ đầu tư, trong đó giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô nền đường 17m với 4 làn xe cơ giới, giai đoạn 2 hoàn thiện đảm bảo bề rộng nền đường 22m. 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, phương án hướng tuyến 1 và phương án hướng tuyến 2 đều có những ưu điểm khác nhau và sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định. 

Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một trong 7 tuyến đường thuộc hệ thống đường cao tốc quốc gia tại khu vực phía Nam, kết nối với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đây là công trình có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, ùn tắc giao thông trong khu vực. 

Như vậy, khi dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) được đầu tư và cùng với dự án đường cao tốc đoạn Dầu Giây – Tân Phú đang được Bộ GTVT chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 thì ngoài việc phù hợp với quy hoạch, còn giải quyết được nút thắt lớn nhất của Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Bảo Lộc, góp phần nâng cao hiệu quả rất lớn trong phát triển kinh tế liên vùng giữa tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên với khu vực miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Nguồn: baodautu.vn

Gần 19.500 tỷ đồng làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

LÂM ĐỒNG – Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dài 67 km, bốn làn xe, tổng đầu tư dự kiến gần 19.500 tỷ đồng, giúp giảm kẹt xe, tai nạn ở đèo Bảo Lộc, giảm tải quốc lộ 20.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng đề xuất thực hiện dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Động thái được đưa ra sau khi Chính phủ đồng ý giao Lâm Đồng tổ chức thực hiện đầu tư, xây dựng tuyến cao tốc này giai đoạn 2021 – 2025 theo phương thức đối tác công tư (PPP), có hỗ trợ góp vốn của nhà nước.

Nút giao cao tốc Dầu Giây sẽ kết nối cao tốc Dầu Giây - Liên Khương trong tương lai. Ảnh: Phước Tuấn

 Nút giao cao tốc Dầu Giây sẽ kết nối cao tốc Dầu Giây – Liên Khương trong tương lai. Ảnh: Phước Tuấn

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có điểm đầu giao quốc lộ 20 tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú (Đồng Nai) và điểm cuối giao đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng). Quy mô đầu tư giai đoạn 1, đường rộng 17 m, giai đoạn 2 rộng 22 m. Trong tổng vốn đầu tư, ngân sách nhà nước khoảng 9.151 tỷ đồng, gồm 50% ngân sách Trung ương và 50% ngân sách tỉnh Lâm Đồng, vốn do nhà đầu tư PPP huy động khoảng 10.319 tỷ đồng.

Theo tính toán của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án cao tốc sẽ thu phí 2.000 đồng/km/PCU (xe quy đổi) và tăng giá 3 năm một lần, mỗi lần tăng 15% thì thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 27 năm (từ năm 2025 đến 2052).

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt có tổng chiều dài 208 km, quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao cơ quan thuộc bộ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo quy mô phân kỳ: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, đề xuất sử dụng vốn hỗ trợ nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021 – 2025.

Tuyến đường khi hoạt động sẽ gỡ được nút thắt điểm đen kẹt xe và tai nạn qua đèo Bảo Lộc, giảm tải cho quốc lộ 20. Khi dự án toàn tuyến hoàn thành sẽ kết nối hoàn chỉnh với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ.

Ngoài dự án Tân Phú – Bảo Lộc thuộc cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, vùng Đông Nam Bộ còn có 6 dự án cao tốc kết nối các địa phương ở khu vực. Trong đó cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km, đã hoàn thành, đang đề xuất mở rộng; Long Thành – Bến Lức dài 47 km, hoàn thành 80%; Dầu Giây – Phan Thiết dài 99 km, khởi công tháng 9 năm ngoái. Ba dự án chưa khởi công, gồm: Biên Hòa – Vũng Tàu dài 78 km; TP HCM – Tây Ninh dài 53 km; TP HCM – Bình Phước dài 69 km.

Nguồn: vnexpress – Phước Tuấn

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

Điền form đăng ký để nhận báo giá
và tài liệu dự án từ Chủ đầu tư

Tài liệu sẽ được gửi đến Anh/Chị qua email và zalo sau khi đăng ký